Bé nhà tôi bị táo hơn 1 tháng rồi, có lúc 5-6 ngày mới đi 1 lần, phải thụt mới đi đươc, bé rất khó chịu, quấy khóc khi đi cầu
Dung NguyễnCâu hỏi
Chuyên gia dinh dưỡng
Chào mẹ!
Qua một số biểu hiện bạn chia sẻ thì nguyên nhân gây táo bón ở bé nhà bạn chủ yếu là do chế độ ăn uống thiếu chất xơ, thay đổi giờ giấc sinh hoạt, chăm sóc. Hiện tại, bé không có những biểu hiện bỏ ăn, đi cầu không ra máu, không sốt, không mệt mỏi nên bạn cũng không quá lo lắng. Vấn đề này có thể khắc phục được tại nhà. Bạn cần lưu ý nhiều hơn về chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày cho con thì tình trạng táo bón sẽ được cải thiện dần.
Cho trẻ uống nhiều nước
Trẻ 1 – 3 tuổi cần uống 200-500ml nước/ngày. Trẻ vận động nhiều nên cần bổ sung nước và tùy vào nhu cầu của từng bé.
Ăn nhiều rau xanh và quả chín
Bạn nên chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, vừng đen, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín, không nên cho bé ăn các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas, cà phê…
Nước ép trái cây cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Trường hợp bé không chịu ăn rau hoặc ăn rất ít bạn nên bổ sung thêm sản phẩm cho con.
⇒ Sản phẩm bổ sung chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan tự nhiên FOS không bị tiêu hóa ở dạ dày và ruột non, là nguồn thức ăn cho vi khuẩn có lợi, giúp chúng sinh trưởng và phát triển tự nhiên trong ruột, tránh lệ thuộc nguồn lợi khuẩn từ bên ngoài, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tại ruột già chất xơ hòa tan tự nhiên trong Cerekid có tác dụng hút nước, làm trương nở, mềm phân, phân hủy chất cặn bã giúp quá trình đẩy phân và chất cặn bã ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn. Đo đó, nó nhanh chóng giúp con bạn đi cầu dễ dàng, hết táo bón
Khuyến khích bé vận động
Bạn nên khuyến khích con tăng cường vận động, chú ý luyện tập thể dục thể thao ở nhà và ở lớp. Việc tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn bằng cách chạy nhảy, nô đùa, tập thể dục, thể thao sẽ giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón.
Nếu sau khi đã thực hiện các biện pháp trên mà tình trạng bón của bé không cải thiện, bạn nên đưa bé đi bác sĩ để được khám và chỉ định thuốc nếu cần.
Cuối cùng, việc thụt hậu môn chỉ ưu tiên áp dụng khi cấp bách, tức là bé không thể đi cầu được, thời gian từ 5-7 ngày. Thụt hậu môn là một biện pháp kích thích, nếu mẹ lạm dụng việc này để giải quyết táo bón cho bé thì bé sẽ bị lệ thuộc, bé mất phản xạ tự đi nghĩa là tình trạng táo bón không cải thiện mà còn nặng hơn.
Chúc em bé luôn khỏe mạnh!