Tăng cường miễn dịch cho trẻ cực dễ
Làm sao tăng cường miễn dịch cho trẻ hiệu quả bền vững? Đây là câu hỏi luôn được các ông bố, bà mẹ quan tâm.
Vai trò của hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch (Immune System) là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Tất cả đều phối hợp với nhau để giúp con người chúng ta chống lại các vi trùng, vi sinh vật trong cuộc sống.
Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ
Hệ miễn dịch sẽ tấn công những yếu tố gây bệnh cho cơ thể thông qua một loạt các bước được gọi là phản ứng miễn dịch. Hệ miễn dịch nằm ở khắp các nơi trong cơ thể con người bao gồm: amidan cổ họng, hệ thống tiêu hóa, tủy xương, da, hạch bạch huyết, lá lách, niêm mạc trong mũi, họng và bộ phận sinh dục…
Vậy vai trò của hệ miễn dịch là gì? Đó là bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh và tạo kháng thể ngăn ngừa bệnh tái phát. Khi cơ thể có hệ miễn dịch tốt thì sẽ đảm bảo sức khỏe cho con người. Do vậy, cha mẹ cần tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ để hạn chế ốm và mắc các bệnh lý thường gặp.
6 cách giúp tăng miễn dịch cho trẻ
1. Cho trẻ bú sữa mẹ sẽ
Cho trẻ bú sữa mẹ
Theo các chuyên gia Nhi khoa, mẹ nên cho con bú trong 1 năm, ít nhất là 2 đến 3 tháng đầu. Bởi sữa mẹ chứa các kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho trẻ.
2. Tăng cường ăn hoa quả
Dinh dưỡng khoa học sẽ giúp tăng cường miễn dịch và nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Mẹ cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ các loại trái cây, rau củ như cà rốt, đậu xanh, cam, dâu tây…
3. Ngủ đủ giấc
Đối với trẻ sơ sinh, bé cần ngủ 18 giờ mỗi ngày. Bước sang giai đoạn tập biết đi, trẻ cần ngủ 12-13 giờ mỗi ngày. Và trẻ mẫu giáo cần ngủ 10 giờ/ ngày.
Trẻ cần ngủ đủ giấc để tăng cường hệ miễn dịch
Khi trẻ bị thiếu ngủ, sức khỏe bị ảnh hưởng và hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh hơn. Bởi vậy, cha mẹ cần chú ý tới nhu cầu ngủ của trẻ và làm sao cho trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày.
4. Khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục để tăng miễn dịch cho trẻ
Vận động và tập thể dục sẽ giúp tăng lượng tế bào miễn dịch. Do đó, cha mẹ hãy là tấm gương cho con, khuyến khích con tham gia các trò chơi, bộ môn thể dục, thể thao như đi bộ, đạp xe…
5. Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá
Khói thuốc lá chứa 4.000 độc tố và là “thủ phạm” làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản, nhiễm trùng, hen suyễn và một số bệnh lý khác ở trẻ nhỏ. Đồng thời, khói thuốc cũng gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí thông minh của trẻ. Hãy giúp trẻ tránh xa khói thuốc lá để bảo vệ sức khỏe tốt nhất!
6. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
Dạy bé rửa tay đúng cách
Cha mẹ nên rèn cho trẻ thói quen rửa tay trước và sau bữa ăn hoặc sau khi tham gia các hoạt động vui chơi. Khi cơ thể được vệ sinh sạch sẽ, trẻ sẽ hạn chế được nguy cơ bị vi khuẩn tấn công và ít mắc bệnh hơn.