Biếng ăn là tình trạng rối loạn dinh dưỡng thường gặp ở trẻ em. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nó: thay đổi sinh lý, tâm lý không thoải mái hoặc do nhiễm vi khuẩn nào đó.
Trẻ được coi là biếng ăn khi có trên 2 biểu hiện dưới đây:
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ em, phổ biến nhất là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể là:
Kết quả là trẻ sinh non tháng, lười bú mẹ trong những tháng đầu sau sinh. Những trẻ sinh đủ ngày, đủ cân cũng có thể lười bú mẹ, bỏ bú mẹ hoặc khi đang ăn sữa ngoài bình thường đột nhiên giảm lượng ăn hoặc bỏ hẳn sữa ngoài.
Biếng ăn sinh lý xảy ra khi trẻ bước vào những giai đoạn học hỏi những kỹ năng mới
Đó là những giai đoạn trẻ mải khám phá khả năng của cơ thể, học và luyện tập những kỹ năng mới nên không chú tâm tới việc ăn uống. Giai đoạn này thường gặp ở trẻ 3 – 4 tháng, 9 – 12 tháng, 16 – 18 tháng,… Sau đó, trẻ sẽ quay lại ăn uống bình thường.
Trẻ bị biếng ăn khi mắc phải một số bệnh lý nhiễm khuẩn hoặc rối loạn tiêu hóa
Trong giai đoạn trẻ đang làm quen với những kỹ năng mới, phụ huynh nên bình tĩnh theo dõi xem trẻ có phải mắc chứng biếng ăn sinh lý hay không. Biểu hiện của tình trạng này là trẻ không bệnh, vẫn chơi đùa tốt nhưng ăn ít. Để giúp bé ăn được nhiều hơn, phụ huynh có thể cho trẻ ăn từng chút một với nhiều món ăn trong bữa chính.
Nếu trẻ ăn ít trong các bữa chính thì cha mẹ có thể cho bé ăn thành nhiều bữa trong ngày. Đồng thời, phụ huynh cũng nên cho trẻ ăn những thức ăn trẻ yêu thích, lạ miệng, dễ nuốt,… trong thời điểm này.
Phụ huynh có thể cho trẻ biếng ăn sinh lý ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
Do biếng ăn sinh lý là điều tất yếu nên các bậc phụ huynh chú ý không nên ép trẻ ăn quá mức vì có thể gây sợ hãi và biến chuyển thành biếng ăn tâm lý, rất có hại sau này. Tuy nhiên, nếu sau 2 – 3 tuần mà tình trạng biếng ăn của trẻ không chuyển biến tích cực hơn, trẻ bị sụt cân hoặc đứng cân trong một tháng thì cha mẹ nên đưa bé đi khám ở chuyên khoa nhi hoặc dinh dưỡng để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Khi mắc bệnh, trẻ thường mệt mỏi dẫn tới chán ăn, lười ăn. Lượng thực phẩm nạp vào cơ thể ít đi dẫn tới sự thiếu hụt về dinh dưỡng, khiến bé mệt mỏi và chán ăn hơn. Vì vậy, phụ huynh cần chú trọng tới việc đảm bảo nguồn dinh dưỡng hợp lý trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ để phục hồi thể lực và tăng sức đề kháng cho bé. Một số lưu ý quan trọng các bậc cha mẹ nên thực hiện là:
Chế biến và trình bày món ăn hấp dẫn để bé ăn được nhiều hơn
Biếng ăn ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân gây ra, theo đó các bậc cha mẹ cần phân biệt biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý để có hướng điều chỉnh, thăm khám sớm cho trẻ. Đối với những trẻ biếng ăn bệnh lý, các bậc cha mẹ cần phải đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ dinh dưỡng tư vấn về chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp cho từng trẻ, và điều quan trọng là trong bữa ăn phải tạo ra một không khí vui vẻ thoải mái giúp trẻ ăn ngon miệng. Không nên “đè” trẻ ra bắt ăn, không nên mắng mỏ, doạ dẫm mà phải tìm hiểu nguyên nhân biếng ăn để khắc phục.
Theo : vinmec.com