Nước ngọt hay các loại nước có ga là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra béo phì, tiểu đường type 2 và hành vi hung hãn ở trẻ
Nước ngọt hay các loại nước có ga là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra béo phì, tiểu đường type 2 và hành vi hung hãn ở trẻ. Một lon nước ngọt có thể chứa 60g đường, gấp bốn lần nhu cầu đường mỗi ngày của trẻ. Chất ngọt hóa học có thể còn nhiều hơn. Trẻ uống nước ngọt không nhận được chất dinh dưỡng mà chỉ toàn calo rỗng.
Ngoài ra, hầu hết các loại nước giải khát đều chứa nồng độ cao carbonhydrate, glucose, fructose và sucrose. Khi các vi khuẩn đường miệng kết hợp với chất này sẽ lên men và chuyển thành axit. Các axit này sẽ gây mềm men răng khiến răng bị mài mòn.
Do đó, việc tiêu thụ các loại đồ uống này khiến trẻ có nguy cơ sâu răng rất cao. Mặt khác, những thực phẩm trên sẽ gây kích thích tới hệ thống thần kinh khiến nhịp tim của bé đập nhanh, khó ngủ, tâm trạng bất an.
Những món ăn còn nguyên hạt như đậu phộng có thể gây ngạt cho trẻ, mẹ nên tránh cho trẻ ăn nếu trẻ chỉ mới dưới 1 tuổi. Bơ đậu phộng thì có thể sử dụng cho trẻ sau 10 tháng tuổi.
Một loại hạt khác mẹ cũng không nên cho bé ăn là hạt hạnh nhân. Ngay cả khi đã cắt nhỏ thì hạnh nhân cũng có thể gây nghẹt đường thở của trẻ. Đây cũng là thực phẩm có thể gây dị ứng. Vì vậy, cần tránh cho trẻ ăn hạnh nhân ít nhất là đến 2 tuổi, lúc trẻ có thể nhai và nuốt thức ăn đúng cách.
Thịt đóng hộp có chất dinh dưỡng rất hạn chế, kim loại của vỏ đồ hộp còn có thể ngấm vào thực phẩm gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, những thực phẩm này chứa rất nhiều muối và phụ gia không thể dùng cho trẻ nhỏ.
Cá là nguồn cung cấp protein, chất béo lành mạnh, vitamin và chất khoáng. Nhưng cá ngừ đóng hộp có thể chứa rất nhiều thủy ngân. Thủy ngân có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh của trẻ nhỏ.
Kẹo mùi trái cây, bánh ngọt vị trái cây, kẹo dẻo… chỉ chứa đường và hương liệu. Bạn không nên dùng chúng thay cho trái cây thực sự hay là món ăn vặt, ăn xế thường xuyên của trẻ. Dù được quảng cáo làm từ trái cây tươi, những loại kẹo bánh này vẫn chứa rất nhiều đường. Thay vì dùng chúng, bạn nên mua trái cây khô.
Một số loại rau củ rất tốt cho sức khỏe của bé như bí đỏ, bông cải xanh hay đậu Hà Lan…
Bí ngô (bí đỏ) có hương vị ngọt ngào, mềm mịn, giàu vitamin A và vitamin C là ưu điểm vượt trội của bí ngô. Bí ngô hấp trộn sữa thành bột mịn rất thích hợp cho trẻ mới tập ăn dặm.
Bông cải xanh (súp lơ xanh): Bông cải xanh rất giàu axit folic, chất xơ và canxi, có thể làm phong phú thêm khẩu vị của bé. Cách chế biến cũng đơn giản: hấp bông cải xanh với nước, cho đến khi bông cải xanh hoàn toàn làm mềm thì cắt nhỏ, để nguội cho bé bốc ăn.
Đậu Hà Lan rất giàu protein và chất xơ. Mẹ có thể trộn đậu lăng nấu cùng cơm cháo, rất ngon và bổ dưỡng.
Cá là nguồn protein và omega3 phong phú. Omega3 có trong cá là dinh dưỡng cần thiết trong việc phát triển trí não, các dây thần kinh và thị lực. Những loại cá đủ dinh dưỡng và thích hợp với trẻ hơn cả là cá hồi, cá thu. Các mẹ có thể cho bé làm quen với thịt cá từ tháng thứ 7.
Thịt: Thịt cung cấp nhiều protein và sắt. Từ hơn 6 tháng trẻ có thể làm quen với những loại thực phẩm từ thịt: thịt lợn, bò, gà.
Bé 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho con ăn sữa chua. Sữa chua giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của bộ não và trái tim. Các loại thực phẩm
Sắt là chất dinh dưỡng rất quan trọng với trẻ tập ăn dặm sau 6 tháng bú mẹ. Chất sắt giúp tái tạo các tế bào máu mới và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Loại ngũ cốc cung cấp nhiều sắt nhất cho trẻ là gạo ngũ cốc và các sản phẩm từ lúa mạch, bao gồm cháo, bột yến mạch, lúa mì. Các loại thực phẩm
Có rất nhiều những loại thực phẩm tốt mà mẹ có thể lựa chọn cho bé để sử dụng. Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm, mẹ cũng cần chú ý đến cách chế biến bữa ăn cho trẻ sao cho hợp lý và chế độ dinh dưỡng của trẻ để bé có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất.
Nguồn tham khảo: Plo.vn