Tăng chiều cao cho bé khoa học chỉ ra, gen di truyền chỉ quyết định 23% chiều cao của trẻ và gần 80% chịu sự chi phối của chế độ dinh dưỡng, vận động, lối sống và thói quen sinh hoạt. Do đó, nếu được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tập luyện thể chất phù hợp… trẻ có thể đạt được chiều cao tối ưu dù bố mẹ không cao.
Bố mẹ cần chú chú trọng chế độ dinh dưỡng để cải thiện chiều cao cho trẻ
Với trẻ em, có 3 giai đoạn đánh dấu sự phát triển nhanh về chiều cao mà ba mẹ cần lưu ý:
Tham khảo sản phẩm giúp tăng chiều cao vượt trội cho bé tại đây
Vì yếu tố di truyền không thể thay đổi nên bố mẹ cần tập trung vào các yếu tố giúp bé phát triển chiều cao, bao gồm: chế độ dinh dưỡng, vận động và lối sống.
Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng , dinh dưỡng là yếu tố quan trọng bậc nhất, quyết định 32% sự tăng trưởng chiều cao của trẻ. Do đó, trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú, người mẹ phải được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là chất đạm, sắt, i-ốt, axit folic, axit béo không no…Trẻ sau khi sinh cần được duy trì bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
Trong sữa mẹ chứa nguồn canxi dồi dào, dễ hấp thu, giúp tăng chiều cao cho trẻ
Trẻ cần được xây dựng chế độ ăn khoa học theo từng độ tuổi với khẩu phần ăn phù hợp để bé được phát triển và tăng chiều cao tốt nhất. Nếu trẻ thiếu hụt dinh dưỡng có thể dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, hoặc thừa năng lượng gây thừa cân, béo phì.
Bữa ăn của trẻ cần được cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính gồm chất bột đường (cơm, bánh mì, khoai, ngô…), chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ…), chất béo (dầu mỡ, sữa và các chế phẩm từ sữa…) cùng các loại vitamin và khoáng chất.
Đặc biệt, mẹ cũng cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi (thường có trong tôm cua, đậu phụ, các loại rau màu xanh đậm, sữa và các chế phẩm từ sữa…) vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. PGS.TS.BS Lê Bạch Mai nhấn mạnh, phụ huynh cần bổ sung đầy đủ vitamin D cho trẻ nhằm giúp vận chuyển canxi từ ruột vào máu hỗ trợ tạo xương và giúp xương phát triển.
Vận động vừa phải, phù hợp với thể trạng có tác dụng kéo dài các cơ, giúp xương bé chắc khỏe. Đồng thời, việc vận động cũng giúp cơ thể tăng cường sản sinh hormone tăng trưởng để tăng chiều dài của xương.
Với trẻ dưới 3 tuổi, bố mẹ nên khuyến khích con chơi các trò vận động tay chân. Với bé lớn hơn, phụ huynh có thể cho bé làm quen dần với các môn thể thao như đạp xe, bơi lội, chạy bộ, bóng rổ… ít nhất 60 phút/ngày.
Cho bé tập luyện thường xuyên là cách tốt nhất để phát triển thể chất và chiều cao
Ngoài chế độ dinh dưỡng và vận động, những thói quen hằng ngày cũng ảnh hưởng nhất định đến quá trình tăng chiều cao cho bé, đặc biệt là giấc ngủ.
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai cho biết, hệ xương của trẻ phát triển mạnh nhất vào lúc ngủ, đặc biệt là trong khung giờ 22h – 3h sáng hàng ngày. Đây là lúc hormone tăng trưởng (GH) được tiết ra nhiều nhất, giúp xương tăng khả năng hấp thụ canxi. Vì thế, bố mẹ nên tập cho trẻ thói quen ngủ sớm, trước 21h với trẻ chưa đi học, và trước 22h với trẻ đã đi học.
Để con được ngủ ngon và sâu giấc, phụ huynh cũng nên chú ý đến không gian phòng ngủ, đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ; gối chăn mềm mại, dễ chịu; quần áo bé mặc rộng rãi, thoải mái…
Bố mẹ không nên để con tiếp xúc sớm với các thiết bị điện tử vì chúng có thể gây nghiện và ảnh hưởng đến quá trình tăng chiều cao của trẻ. Bên cạnh đó, để chiều cao phát triển tốt nhất, bé cần được sống trong môi trường vui vẻ, hạnh phúc, không khí trong lành. Vì vậy, bố mẹ cần hạn chế hút thuốc lá, hạn chế dùng các chất kích thích; tránh căng thẳng, xung đột gia đình; khi dạy con, thay vì dùng đòn roi, la mắng, nên thể hiện sự quan tâm bằng tình yêu thương.
Theo : Hoàng Hoa